5 chú ý khi sửa xe nâng
Vệ sinh, bảo trì - bảo dưỡng, theo dõi - sửa chữa xe nâng điện là những công tác mỗi doanh nghiệp không thể lơ là nếu muốn kéo dài tuổi thọ của xe. Đặc biệt là với những chiếc xe nâng điện được trang bị nhiều công nghệ mới cùng hệ thống cơ điện tử phức tạp thì mỗi khi gặp sự cố, việc tìm ra những chi tiết bị hư hỏng để nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục hoặc thay thế kịp thời, nhằm đảm bảo hiệu quả công việc và giúp xe hoạt động được ổn định, tốt hơn là không thể bàn cãi. Thế nhưng, không có nhiều người, đặc biệt là các nhân viên vận hành hay người lái xe nâng biết cách bảo dưỡng và sửa chữa chiếc xe nâng như thế nào cho đúng cách. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn một số chú ý mà bạn không nên bỏ qua trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa, duy trì hoạt động của xe nâng điện. Đặc biệt lưu ý sơ đồ mạch điện đối với xe nâng điện và tài liệu sửa chữa xe nâng.
1. Bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, phát hiện lỗi, sửa chữa, thay thế chi tiết hỏng, vệ sinh máy định kỳ.
Xe nâng điện vận hành trong phòng thường ít bị hỏng sơn so với xe hoạt động ở ngoài trời. Vì hoạt động bên ngoài khi gặp trời mưa sẽ bị dính rất nhiều bùn đất và nước mưa sẽ thấm vào các linh kiện bên trong có thể gây chập điện và dẫn đến việc cháy nổ.
Do vậy bạn nên ưu tiên việc dùng xe nâng điện trong trong nhà, trong kho xưởng có mái che kín. Nếu xe dính phải bùn, nước mưa hay có làm việc trong môi trường không được khô ráo do thời tiết, điều kiện làm việc thiếu vệ sinh, nhiều tạp chất, hóa chất hay rác, chất bẩn... thì bạn nên kiểm tra vệ sinh ngay sau mỗi ca làm việc và cần chuẩn bị cho đội ngụ kỹ thuật luôn trong tư thế sẵn sàng tiến hành bảo trì, bảo dưỡng hay sửa chữa xe nâng điện ngay khi cần thiết.
Xe nâng phải làm việc trong môi trường ẩm, nhiều tạp chất bẩn - hóa chất hay bụi bặm sẽ khiến rút ngắn tuổi thọ của động cơ, ắc quy, hệ thống điện trong xe; cũng như dễ gây các sự cố cháy nổ, trục trặc, hư hỏng ở dây dẫn, hệ thống thủy lực - hệ thống truyền động cũng như các bộ phận khác. Thế nên, hãy thường xuyên bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn, khuyến cáo của nhà sản xuất cũng như yêu cầu và tài liệu kỹ thuật của xe và của chuyên gia hãng sản xuất. Đồng thời luôn theo dõi các lỗi hiển thị trên màn hình xe nâng để kịp thời bắt đúng bệnh, đúng lỗi, đưa ra chính xác phương án sửa chữa xe nâng điện ngay khi có sự cố, vừa để đảm bảo xe luôn mới và an toàn, vừa giúp tăng cao hiệu suất làm việc của xe, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng, tối đa hóa năng suất làm việc.
Tra dầu boi trơn, thay dầu, tiến hành sửa chữa thay thế bộ lọc, phanh, két nước, dây tuy ô, dây cu-roa, ty thủy lực... đã bị hao mòn và vệ sinh đúng cách cho xe theo đúng quy trình nêu trong tài liệu kỹ thuật xe nâng đi kèm khi mua sản phẩm.
2. Chăm sóc các bộ phận bên ngoài xe nâng như hệ thống vô lăng và chân ga điều khiển, lốp xe nâng, động cơ, ngăn kéo... các chi tiết bên ngoài xe nâng khỏi các yếu tố gây hại như khói bụi, chướng ngại vật, bùn đất, dị vật... từ môi trường.
Ngoài việc chú trọng vào bảo trì, bảo dưỡng xe nâng theo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật của hãng, các bộ phận dễ bị ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường bên ngoài như lốp, bánh xe cũng như công tắc điện, tay điều khiển, vỏ và hệ thống khung gầm cũng luôn cần được chú ý chăm sóc kỹ. Xe nâng điện được sử dụng cả trong phòng lẫn ngoài trời đều sẽ bị hao mòn. Đặc biệt nếu xe hoạt động, đỗ bên ngoài trời các bộ phận bên ngoài sẽ dễ hỏng hóc hơn như yên xe bị bạc màu, khung xe trông cũ hơn và dễ bị hỏng hóc, lỏng ốc, bụi bặm nước mưa xâm nhập vào bo mạch hay ắc quy, động cơ xe... Do đó bạn phải vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng điện thường xuyên ngay từ lớp vỏ bên ngoài cho tới các chi tiết dễ hao mòn như chân ga, phanh, cầu lái, bảng điều khiển và tay điều khiển...
Bạn cần bơm vá đắp sửa lại lốp xe nâng khi cần, quét dọn thổi bụi bẩn, sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng dành cho xe nâng, tránh dùng các vật dễ gây hư hại đến xe, đặc biệt cần đảm bảo an toàn và môi trường làm việc khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng, giữ cho xe luôn vệ sinh và sạc no điện sau và trước ca làm việc là khâu cực kỳ quan trọng với xe nâng điện.
Riêng đối với xe nâng tay điện, xe nâng điện tay thấp và xe nâng tay cơ, sửa xe nâng tay kích thủy lực , quy trình phục hồi thủy lực cho xe nâng tay cũng là một việc không đơn giản, do đó quý khách nên gọi điện cho TCL VN để các chuyên gia kỹ thuật tay nghề cao giàu kinh nghiệm hàng đầu có mặt và khắc phục các lỗi bên trong về thủy lực, bơm thủy lực, gioăng, sim, phớt..., tiến hành sửa chữa / thay thế gioăng - sim - phốt - sửa xe nâng tay kích thủy lực một cách hoàn hảo nhất.
3. Bảo dưỡng bình ắc quy xe nâng điện.
Riêng với các dòng xe nâng điện ngồi lái và xe nâng Reach Truck lớn, bình ắc quy là cả trái tim của chiếc xe. Bộ phận pin / ắc quy này luôn cần được kỹ thuật công ty bạn kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, kỹ lưỡng, bởi nó là nguồn cung cấp năng lượng chủ đạo giúp xe nâng điện hoạt động. Thực tế bình ắc quy không yêu cầu bảo dưỡng quá thường xuyên, bên cạnh đó các bước thực hiện cũng khá đơn giản. Chỉ cần liên tục nạp nước, để ý mức dung dịch ở mức upper hay chưa. Hễ lúc nào thấy máy chạy yếu, điện / đèn / xi nhan / signal / màn hình hiển thị chập chờn, mờ, tiếng còi méo..., xe nâng điện đề nổ yếu - vận hành đuối... hoặc vài tuần không dùng đến xe nâng điện, thì đó chính là khi bạn cần nạp điện và tiếp nước đúng, đủ, chuẩn quy trình cho ắc-quy. Thậm chí thay dung dịch và bản cực hỏng để ắc quy xe có thể dễ dàng phóng điện liên tục, đảm bảo độ an toàn và bền bỉ của cả chiếc xe nâng điện.
Với loại ắc-quy axit chì, hàng tháng kiểm tra định kì mức dung dịch ở trong bình. Nếu cần hãy cho thêm nước cất hoặc dung dịch đã khử ion. Các điện cực cũng cần phải giữ sạch ở mức hoàn hảo để không bị mô-ve: làm sạch muôi, lớp trầm tích hoặc lớp oxi hóa bên ngoài. Hãy kiểm tra bình ắc-quy bằng cả vôn kế và dụng cụ đo tỷ trọng.
4. Thay phụ tùng, linh kiện không còn hoạt động tốt ngay khi cần thiết.
Sau khi kiểm tra nếu linh kiện gặp phải vấn đề bạn cần sửa chữa xe nâng điện ngay lập tức. Bạn nên tìm hiểu một số bộ phận trong xe nâng điện và cần biết được tuổi thọ của chúng là bao nhiêu. Để có thể thay thế, bảo dưỡng xe nhằm giúp xe nâng điện hoạt động được lâu bền và trơn tru hơn.
Cách tốt nhất bạn hãy đọc sách, tìm hiểu về hướng dẫn trước khi đưa ra quyết định. Hoặc nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia hay các đơn vị am hiểm về xe nâng điện. >>LH:0901 55 77 16<<
Ngày nay, những thương hiệu lớn đều có danh mục và giá phụ tùng niêm yết rất cụ thể trên những trang web chính thức của hãng, bạn có thể sử dụng điện thoại hay máy tính để có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin dễ dàng.
5. Giữ hóa đơn bảo hành cẩn thận sau khi mua hoặc sửa xe nâng tại các đơn vị uy tín.
Thường thường, những cửa hàng sửa chữa xe nâng điện sẽ dùng luôn hóa đơn bán hàng là phiếu bảo hành để đối chiếu và bảo hành phụ tùng đã sửa chữa, thay thế. Bạn cần cất giữ cẩn thận hóa đơn bán hàng, vì đó chính là căn cứ để có thể yêu cầu được bảo hành xe nâng điện và đổi mới phụ tùng nếu như phụ tùng đó không đảm bảo chất lượng.
Để bảo đẩm việc bảo dưỡng cũng như sửa chữa xe nâng điện một cách tốt nhất, bạn nên tìm đến những địa điểm chuyên cung cấp và sửa chữa xe nâng điện uy tín nhất, và TCL VN là một trong số đó.
TCL VN phân phối chính hãng và cho thuê các dòng xe nâng điện cũ mới với chất lượng cao, linh kiện Âu Mỹ nhưng giá là tốt nhất thị trường. Năng lực kỹ thuật của chúng tôi vượt trội với cam kết đảm bảo đội ngũ kỹ thuật luôn có mặt trong vòng 2 giờ đồng hồ khi nhận được thông tin về xuất hiện sự cố của xe nâng từ phía khách hàng, và cam kết xử lý mọi trục trặc, sự cố đó chỉ trong vòng 8 giờ. Xem thêm về các sản phẩm xe nâng của TCL VN tại đây.
=====================================================
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KỸ THUẬT TCL VN
ĐC: 20 đường ĐT 743, Kp. Thống Nhất 2, Phường Dĩ An, TX.Dĩ An, Bình Dương
ĐT: 0274 379 5587 Fax: 0274 379 5586
Email: xenang.tcl@gmail.com